Bộ Cổng Đá

Bộ Cổng Đá

Mã: bo-cong-daNguyên liệu: Đá tự nhiên nguyên khối
Cổng Đá là cổng được làm từ đá tự nhiên. Từ xa xưa, cổng và tường rào là 2 hạng mục quan trọng và bảo vệ các kiến trúc bên trong
Liên hệ
Danh mục:
Nội dung bài viết

Cổng đá là gì?

Cổng đá là một hình ảnh đã quá đỗi quen thuộc vì chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy chúng ở bất cứ đâu. Có thể là tại các ngôi chùa, các khu lăng mộ, nhà thờ họ, từ đường, cổng làng hay thậm chí là nhà ở, biệt thự. Cổng bằng đá mang nét đẹp cổ kính và uy nghiêm thu hút ánh nhìn của mọi người từ xa và cũng là thứ đầu tiên gây ấn tượng của một công trình kiến trúc.


Mẫu cổng đá đẹp cho nhà thờ họ

Đối với từng công trình riêng biệt, cổng đá có thể có những cấu trúc, thiết kế riêng và cả tên gọi riêng.Ví dụ như với các kiến trúc tôn giáo hay công trình tâm linh thì cổng đá thường làm theo dạng tứ trụ hay cổng tam quan.

Còn với cổng làng, nhà dân thì hay làm dạng hai cột đá kèm mái che hoặc cánh cửa…

 

Cổng tam quan là gì?

Tam quan là từ hán ngữ nghĩa là  ba lối đi. Vì vậy cổng tam quan là loại cổng có ba lối đi với một lối lớn ở giữa và hai lối nhỏ hai bên. Đây là kiến trúc cổng đá rất phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước phương Đông khác.


Cổng tam quan đá là cổng đá có 3 lối đi

Tuy có 3 lối đi nhưng thường người ta chỉ đi qua bằng hai lối nhỏ chứ ít khi đi bằng cổng lớn.

Điều này có thể là ảnh hưởng từ nền văn hóa phong kiến thời xưa. Vì theo ghi chép thì cổng tam quan đã bắt đầu xuất hiện tại các chùa chiền từ thời Lý Trần. Và từ đó cổng tam quan đã là một phần không thể thiếu trong hầu hết các công trình kiến trúc tại Việt Nam.

 

Ý nghĩa cổng tam quan và cổng đá trong đời văn hóa

Hình tượng cổng tam quan trong văn hoá và lịch sử

Số ba trong cổng tam quan được hình thành dựa trên thuyết Tam tài từ thời phong kiến. Theo đó lối đi chính giữa là dành cho vua chúa, cổng bên tả cho quan văn và bên hữu cho quan võ.

Chính vì vậy mà người ta thường chỉ đi lại bằng hai cổng bên hông chứ không dám dùng chung lối đi của nhà vua.

Đây cũng là một trong những lý do mà người dân xây dựng cổng tam quan tại các cổng làng hay các kiến trúc đình chùa, miếu tự. Đó là phong khi đức vua giá lâm thì có một cổng chính bề thế cho người đi qua.

Riêng cố đô Huế thì sự phân chia giai cấp càng rõ ràng hơn nên cổng đá ở đó được làm thành ngũ quan môn (Ngọc Quan Môn Cố Đô Huế) với cửa lớn chính giữa cho vua, hai cửa tiếp theo cho quan lại còn hai cửa ngoài cùng cho binh lính.

Ý nghĩa cổng tam quan trong đời sống

Ngoài ý nghĩa về mặt lịch sử và văn hoá thì cổng đá hay cổng tam quan còn là tấm lòng của con cháu dành cho tổ tiên ông bà. Những người trong làng hay dòng họ thường làm cổng tam quan đẹp với mong muốn tưởng nhớ các bậc bề trên và giữ gìn nét đẹp văn hóa ngàn xưa.

Trên cổng đá cũng được điêu khắc các hình tượng tâm linh, phong thuỷ với mong muốn mang đến cho người dân một vùng đất luôn được bình an.


Cổng đá tam quan đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá Việt

Ý nghĩa cổng tam quan trong đạo Phật

Cổng đá tam quan còn mang những ý nghĩa về tôn giáo rất đặc biệt. Trước tiên là về Phật giáo. Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn đến cổng tam quan.

Theo Phật giáo thì cổng tam quan bằng đá mang “ba cách nhìn” của Phật giáo là “hữu quan”, “không quan” và “trung quan”. Đây là cách cắt nghĩa phổ biến nhất của cổng tam quan. Trong đó hữu quan là sắc (giả), không quan là không (vô thường), trung quan là sự trung dung của sắc và không.

Cổng tam quan còn được Phật giáo giải thích là cửa của điện Tam Bảo (Phật – Pháp – Tăng).

Riêng với Phật giáo Thiền tông thì cổng tam quan tượng trưng cho “tam giải thoát môn” gồm cửa Vô Không, cửa Vô Tác và cửa Vô Nguyện. Sau khi bước qua cửa này sẽ đến được cõi Niết Bàn.

Nhưng chỉ khi con người bỏ được sân si, oán hận, đau khổ để tìm được an lạc trong tâm thì mới có thể hiểu được ba cửa này. Vì vậy những chùa theo phái Thiền tông sẽ không xây cổng tam quan ở lối vào chùa.


Cổng tam quan Chùa Bái Đính

Đa số các chùa đều có xây dựng cổng tam quan. Không chỉ ở Việt Nam mà cả ở Trung Quốc cũng vậy.

Nhưng ở các quốc gia khác cũng có tôn giáo chính là đạo Phật như Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar, Lào, Cambodia, Tây Tạng… lại không có cổng tam quan. Vì vậy có thể thấy cổng tam quan là kết hợp giữa Nho giáo và Phật giáo.

Cổng tam quan của chùa thường được xây dựng theo phong thuỷ là cửa bên trái là Thanh Long, cửa bên phải là Bạch Hổ. Khách đến viếng chùa thường đi vào bên trái và đi ra bên phải theo ý nghĩa “Nhập Thanh Long xuất Bạch Hổ” tức rước phước đức của chùa về nhà.

 

Cơ sở Đá mỹ nghệ Thành Đạt

Địa chỉ: Đá mỹ nghệ Thành Đạt Ninh Bình, Đường 491 , Xóm 6, xã Mai Sơn, Yên Mô, Ninh Bình, 08601

Hotline, Zalo: 0899 812 205

Email: damynghethanhdatninhbinh@gmail.com

Khuyến mãi

  • Tặng bản thiết kế trị giá 7 triệu
  • Miễn phí vận chuyển, thi công toàn quốc.
  • Đặc biệt: Nếu khách hàng phát hiện sản phẩm lỗi, không đúng thiết kế chúng tôi cam kết mạnh mẽ rằng sẽ lập tức hoàn trả, đổi mới hoặc sửa chữa khắc phục theo đúng hợp đồng.
Sản phẩm mới
Bài viết mới

bg-menu-mobile